Nơi lưu giữ những tác phẩm của Nhà Văn Nguyễn Mộng Giác (1940-2012)

Nơi lưu giữ những tác phẩm của Nhà Văn Nguyễn Mộng Giác (1940-2012)

Trang Nhà Blog

‘Nguyễn Mộng Giác và Bằng Hữu,’ chân dung một nhà văn

Nguyen Mong Giac bang huu 1
Bìa trước và bìa sau tập tưởng niệm “Nguyễn Mộng Giác và Bằng Hữu.” (Hình: Đặng Thơ Thơ)

KENNEDALE, Texas (NV) – Tháng Bảy này là ngày giỗ thứ tám của nhà văn Nguyễn Mộng Giác. Cái chết của một nhà văn, nhà thơ bao giờ cũng để lại những ngậm ngùi cho người đọc, nhưng dư âm lâu dài nhất thường đọng lại trong những người đã từng một thời cùng viết lách với tác giả.

   Số lần đọc: 2187

Đường me tháng hạ

0
Gởi Diệu Chi

Em đưa tay gầy hứng vài lá rụng
Anh nắm tay em hương ấm chuyền cành
Em chợt mỉm cười đôi mắt long lanh
Chính lúc đó, anh bắt đầu nói hết
Nói nỗi xa em, nói buồn cách biệt
Nói mong manh là những cuộc trùng phùng
Nói bập bềnh là những kiếp ly hương
Nói đứt ruột là những điều quyết định

   Số lần đọc: 4018

Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh của ‘Kiếp Nào Có Yêu Nhau’ qua đời

0

Đỗ Dzũng
10.6.2017

HUNTINGTON BEACH, California (NV) – Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh vừa qua đời lúc 2 giờ 19 phút chiều Thứ Sáu, 9 Tháng Sáu, tại bệnh viện Huntington Valley Healthcare Center, Huntington Beach, hưởng thọ 87 tuổi, nhà văn Nguyễn Quang, phu quân của bà, xác nhận với nhật báo Người Việt.

Nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh tên thật là Võ Thị Hoài Trinh, thường lấy các bút hiệu là Hoàng Trúc, Nguyễn Vinh, Bằng Cử, là một trong những văn sĩ nổi tiếng nhất miền Nam Việt Nam, đặc biệt với hai bài thơ “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” và “Đừng Bỏ Em Một Mình,” đều do nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc.

   Số lần đọc: 4973

Nhà văn Dương Nghiễm Mậu qua đời, hưởng thọ 81 tuổi

0

Người Việt

SÀI GÒN (NV) – Nhà văn Dương Nghiễm Mậu, một trong các tác giả nổi tiếng nhất miền Nam Việt Nam, vừa qua đời lúc 8 giờ 35 phút tối Thứ Ba, 2 Tháng Tám, tại Sài Gòn, hưởng thọ 81 tuổi, nhà báo Phí Ích Bành, em ruột của nhà văn xác nhận với nhật báo Người Việt.

Mau

   Số lần đọc: 6302

Nhà văn Võ Phiến, người hồi sinh nền văn học miền Nam

0

Mặc Lâm
3.10.2015

vo phien-2010
Nhà văn Võ Phiến (1925 – 2015) 

Nhà văn Võ Phiến vừa từ trần tại California hưởng thọ 90 tuổi để lại cho người yêu mến văn tài ông sự tiếc thương vô hạn. Khi còn minh mẫn ông là người dí dỏm nhưng rất ít khi xuất hiện trước công chúng. Nhiều tác phẩm mang đến cho ông hàng trăm ngàn người đọc, cộng với những tiếng cười thoải mái hay tiếng thở dài thườn thượt âm thầm theo chân ngòi bút với hơn 60 năm trong cái nghiệp văn chương chữ nghĩa. Kể từ khi thoát khỏi nhà tù của Việt Minh và sau đó dấn thân vào văn chương, Võ Phiến đã chấp nhận làm chứng nhân và viết lại một giai đoạn lịch sử bi thương của dân tộc

   Số lần đọc: 6174

Obituary: Vo Phien, a past saved from Viet Cong’s flames

0

Ahn Do
18.10.2015

When the communist forces pushed into Saigon in the final days of the Vietnam War, Vo Phien sensed that his country’s past was about to be erased. Books would be burned, history lessons rewritten, entire cities stripped of their names. He resolved to collect and preserve literary treasures, essays that had appeared in newspapers and magazines, books, even diaries that might soon be banned.

   Số lần đọc: 11360

Võ Phiến, những lần gặp sau cùng

0

VoPhien NguyenHungQuoc
Nhà văn Võ Phiến và Nguyễn Hưng Quốc.

Mỗi lần có dịp qua Nam California, một trong những người đầu tiên tôi đến thăm bao giờ cũng là Võ Phiến. Chủ yếu là vì tình thân. Tôi quen với khá nhiều người cầm bút Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, nhưng người tôi gần gũi nhất có lẽ là Võ Phiến. Gần, chủ yếu là vì, trong thời gian viết cuốn Võ Phiến (2006), tôi đọc ông nhiều và rất kỹ; và cũng vì, trong suốt thời gian chuẩn bị tài liệu cho cuốn sách ấy, kéo dài cả mấy năm, tôi và Võ Phiến thường xuyên liên lạc thư từ với nhau. Thư, thoạt đầu, khá khách sáo; sau, cứ dần dần thân thiết. Sự thân thiết, thoạt đầu, giống như tình bạn, thứ bạn vong niên trong văn nghệ, dần dần, giống như tình gia đình: Tôi xem Võ Phiến như một ông bác. Khi đã xem như bác, việc thăm viếng trở thành một cái lễ, một thứ bổn phận.

   Số lần đọc: 5960

Hai lần gặp Võ Phiến

0

vo phien-song thao
Nhà văn Võ Phiến và tác giả (Santa Ana, 12/2006)

Nguyễn Mộng Giác là người đưa tôi tới gặp Võ Phiến lần đầu vào cuối năm 2006. Chính xác là vào đúng ngày lễ Giáng Sinh năm 2006. Lúc đó anh Nguyễn Mộng Giác chưa vướng căn bệnh ung thư gan ác nghiệt và nhà văn Võ Phiến còn rất khỏe mạnh. Võ Phiến là tác giả tôi mến mộ từ tạp chí Bách Khoa ngày nào. Từ thời sinh viên, tôi đã quen với anh Bốn Thôi nhổ cái lông mũi mà tốn bốn trang giấy in. Võ Phiến là nhà văn có lối viết tỉ mỉ, rề rà mà nếu không quyến rũ được người đọc thì dễ làm các độc giả bỏ cuộc. Tài của Võ phiến nằm trong việc níu kéo được người đọc ở lại với nhân vật của ông. Nhưng có lẽ ông chẳng cần níu kéo. Chính cái rề rà của ông làm cho nhân vật của ông rõ nét hơn, thân mật với độc giả hơn.

   Số lần đọc: 5600

Một ngôi sao trên vòm trời văn học, nhà văn Võ Phiến (1925-2015)

0

vo phien-dinh cuong-1994
Võ Phiến
dinhcuong

Một nhà văn lớn, một ngôi sao sáng trong vườn văn-học Việt-nam vừa mới ra đi. Hôm qua, trong lúc tôi đang lái xe trên đường từ Maryland về thì anh Bùi Bảo Trúc kêu tôi từ Quận Cam nói: “Anh Bích ơi, anh Võ Phiến chắc sắp ra đi rồi. Chị Võ Phiến đã mời Thầy Viên Lý đến tụng kinh cho anh và gia-đình đoán là bất cứ giờ nào anh ấy có thể sẽ quy tiên.” Quả như rằng, đến 7 giờ tối thứ Hai, 28 tháng 9, 2015, nhà văn Võ Phiến, một cây bút hàng đầu của Việt-nam tự do và của cộng-đồng hải-ngoại, đã trút hơi thở cuối cùng.

   Số lần đọc: 5698

Tôi không còn nghe thác đổ sau nhà

0

từ biệt anh Võ Phiến,

vo phien-dinh cuong
Võ Phiến thời ở Qui Nhơn
sơn dầu trên gỗ 22 x 28 cm
dinhcuong

Mai kia ta đi mất
Tháng tư cuối vườn hoa tử đằng tím ngát
( Võ Phiến )

Tháng tư hoa tử đằng tím ngát
mà trời mới chớm thu lá phong vàng
anh ra đi rồi sao. chị hết đưa anh ra
công viên trước nhà từ mấy tháng nay
anh không còn đi nổi nữa. anh nằm …

   Số lần đọc: 5407