Nhân vật Nguyễn Huệ trong Sông Côn Mùa Lũ của Nguyễn Mộng Giác
- Chi tiết
-
Trần Hữu Thục
-
Lượt xem: 5561

Nơi Nguyễn Mộng Giác đã ngồi viết Sông Côn Mùa Lũ từ 1978-1981, tại địa chỉ cũ 62/22 Dương Công Trừng- Sài Gòn. Hình chụp khi phá nhà cũ để xây lại, hiện nay là 62/8 Ngô Tất Tố, Phường 19, Quận Bình Thạnh, Sài Gòn.
Từ Nguyễn Huệ lịch sử ...
Cùng với bà Trưng, bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi..., Nguyễn Huệ trở thành biểu tượng cho giòng lịch sử oai hùng của dân tộc. Nhưng dường như Nguyễn Huệ là người được đề cập đến nhiều nhất, với một sự kính trọng và niềm tự hào khá đặc biệt. Có lẽ là vì cuộc đời ông có những nét rất riêng, so với các khuôn mặt trên. Trưng Trắc thì được nung nấu bởi thù chồng bị giết; Ngô Quyền vốn là một tướng lãnh; Trần Hưng Đạo là một đại thần, một tướng lãnh; Lê Lợi thì có quân sư tài ba Nguyễn Trãi phò tá..., đại khái là ai cũng có gốc, có gác, có phò tá. Nguyễn Huệ bước vào chiến trường và chính trường từ lúc còn là một thanh niên mới lớn không giòng dõi, không học thức, không kinh nghiệm. Ấy thế mà những gì Nguyễn Huệ thực hiện là những thành tích vô tiền khoáng hậu, gây nên những ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đương thời cũng như hậu thế và các nhà viết sử: trong một thời gian ngắn ngủi, ông lật đổ hai triều Chúa, một triều Vua và đánh tan hai đạo quân xâm lược lớn nhất thời bấy giờ. Ông vừa là tướng lãnh vừa là lãnh tụ chính trị vừa là chiến lược gia, và cuối cùng trở thành hoàng đế. Từ trong bóng tối, ông đột ngột xuất hiện trên vòm trời đất nước, tạo nên những kỳ tích, choáng hẳn cả một giai đoạn lịch sử với một tầm vóc vĩ đại. Kỳ tích lớn đến nổi ta không kịp nhìn thấy khuyết điểm của ông. Vinh quang, do đó, che lấp hẳn phần "bi kịch". Người ta nhớ đến chiến công và quên rằng hai anh em ông đã từng đánh nhau một mất một còn mà dù muốn dù không, ông cũng phải chịu một phần lỗi nếu không muốn nói là phần lỗi chính, theo tôi. Đồng thời cái chết bất ngờ của ông khi mới có 39 tuổi đầu giữa lúc sự nghiệp đang ở chót vót đỉnh cao, khiến mọi người ngẩn ngơ, để lại một giấc mơ vĩ đại không bao giờ thực hiện được: lấy lại lưỡng Quảng, thống nhất đất nước và đẩy dân tộc tiến lên.
Xem tiếp...