Nơi lưu giữ những tác phẩm của Nhà Văn Nguyễn Mộng Giác (1940-2012)

Nơi lưu giữ những tác phẩm của Nhà Văn Nguyễn Mộng Giác (1940-2012)

Một cái nhìn trở lại II

Chú thích của Admin: Đây là đoạn đầu của bài Một cái nhìn trở lại II

Sau khi viết thiên bút ký “Một cái nhìn trở lại I”, tôi vẫn tiếp tục suy nghĩ và thấy ra rằng còn phải nhìn lại nhiều vấn đề lắm. Trong khi thấy như vậy thì lại đọc thêm một số sách về sử và vài cuốn tiểu thuyết. Trong có một cuốn mà tôi gặp trong đó nhiều ý nghĩ, nhiều tư tưởng có thể gợi cho tôi nhiều suy nghĩ. Đó là một bộ tiểu thuyết lịch sử tên là Sông Côn mùa lũ, tác giả là Nguyễn Mộng Giác, nói về giai đoạn lịch sử nửa sau thể kỷ 18 ở miền Trung nước ta, về phong trào Tây Sơn của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ. Tiểu thuyết dựng lại chân dung nhiều nhân vật lịch sử và cũng hư cấu chân dung một số nhân vật của thời đại đó, một cách sinh động, để làm nổi thêm các nhân vật lịch sử có thật. Qua sự việc và lời lẽ của các nhân vật, tác giả nêu lên những tư tưởng và những vấn đề của thời kỳ lịch sử đó mà cũng có nhiều ý nghĩa thời sự. Có mấy nội dung mà tôi thích thú quan tâm:

– Khi Nguyễn Huệ tham gia với Nguyễn Nhạc nổi dậy chống phá bộ máy cai trị tàn bạo và thối nát của Trương Phúc Loan đang lũng đoạn chính quyền của Chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Nguyễn Huệ tâm sự với bạn bè và nêu lên một vấn đề:

“Ta hiện nay nổi dậy để phá tan bộ máy cai trị này. Ta đập nó đi rồi, thì ta thay thế nó bằng cái gì? Liệu ta thay thế nó bằng một cái tốt đẹp hơn, hay ta lại xây nên chính những cái mà ta đang đập phá đây???”.

Trong tiểu thuyết có nêu lên hai sự việc giống nhau và cùng nói lên một vấn đề:

– Nguyễn Nhạc khi làm lễ đăng quang lên ngôi Vua Thái Đức ở Quy Nhơn, đã cấm giáo phường (văn công) không được diễn vở tuồng “Chàng Lía “. Vở tuồng này ca ngợi chàng Lía cũng là một thanh niên nông dân nổi dậy chống áp bức bóc lột.

– Sau này khi Nguyễn Huệ đăng quang lên ngôi vua ở Phú Xuân (Huế), tác giả vở tuồng vốn là bạn học với Nguyễn Huệ, lại đề nghị cho diễn vở tuồng chàng Lía để chào mừng lễ đăng quang thì Nguyễn Huệ là vua Quang Trung cũng cấm không cho diễn vở tuồng đó!

Thế là tâm trí tôi cứ xoay quanh câu chuyện đó, và cũng là xoay quanh cuộc đời tôi. Đó là mối quan hệ giữa người nổi dậy (đập phá) với người cầm quyền cai trị, sự chuyển biến tâm lý và tư duy, ứng xử của hai con người đó, và khi hai con người đó trong cuộc đời lại là một.

 

Trần Độ

Nguồn: Một cái nhìn trở lại II

 

   Số lần đọc: 5319

Tác Phẩm

BÀI KỀ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây