Diễn Đàn Thế Kỷ
25/1/2015
Số Chủ nhật tuần này Diễn Đàn Thế Kỷ dành để giới thiệu một sinh hoạt văn học tại miền Nam Việt Nam cách đây đã bốn thập niên: nhà văn Nguyễn Mộng Giác nhận giải thưởng Truyện dài Văn Bút vào cuối năm 1974.

Diễn Đàn Thế Kỷ
25/1/2015
Số Chủ nhật tuần này Diễn Đàn Thế Kỷ dành để giới thiệu một sinh hoạt văn học tại miền Nam Việt Nam cách đây đã bốn thập niên: nhà văn Nguyễn Mộng Giác nhận giải thưởng Truyện dài Văn Bút vào cuối năm 1974.
Trích Giai Phẩm Bách Khoa, S’ IV-XIX ra ngày 20-12-1974
HOÀNG NGỌC TUẤN (1947-2005),
Thưa Quí Hội,
Được biết qua báo chí, Hội đồng tuyển trạch của Quí hội quyết định chọn trao cho tác phẩm Đường Một Chiều của nhà văn Nguyễn Mộng Giác, giải nhất Bộ Môn truyện dài 1974 do Hội Văn Bút Việt Nam tổ chức.
Ở nơi xa, rất tiếc tôi không có mặt để chia vui cùng Quý Hội và tác giả đoạt giải trong buổi lễ trao giải tổ chức vào ngày 15 tháng 11 năm 1974. Là một người lâu nay cũng theo đuổi việc sáng tác văn nghệ và thường theo dõi những hoạt động liên tục và thực tiễn của Quý Hội, tôi xin mạn phép gửi những lời chào mừng nồng nhiệt nhất của tôi đến Quý Hội và nhà văn Nguyễn Mộng Giác, trong ngày mà tôi dự đoán là có sự họp mặt rất đông đảo của quý vị văn nghệ sĩ Việt Nam nói chung và hội viên của Quý hội nói riêng.
ĐƯỜNG MỘT CHIỀU
Tác phẩm của nhà văn NGUYỄN MỘNG GIÁC
đoạt giải Nhất cuộc thi Tiểu thuyết của
TRUNG TÂM VĂN BÚT VIỆT NAM năm 1974
Nhật Tiến
Nhà văn Nhật Tiến trong Lễ Trao Giải Truyện Dài do Trung Tâm Văn Bút tổ chức tại Sài Gòn ngày 15.11.974
Nhân tạp chí Văn Học dự trù ra số đặc biệt viết về nhà văn Nguyễn Mộng Giác, tôi không thể không nhớ tới những sinh hoạt của Trung Tâm Văn Bút Việt Nam thời kỳ trước năm 1975 ở Miền Nam VN mà ở đó nhà văn Nguyễn Mộng Giác cũng đã có lần ghi một dấu ấn rất đậm nét đối với các thành viên của ban Chấp hành Văn Bút cũng như nhiều anh chị em văn nghệ sĩ vẫn thường quan tâm hay lui tới trong các sinh hoạt của Hội.
Khi hay tin Nguyễn Mộng Giác mất
phác thảo đinhcường 7 – 2012
Thành Tôn phone từ Santa Ana
nói chiều nay ghé giỗ Nguyễn Mộng Giác
chao ơi mới đó mà hai năm [1]
cho tôi gởi lời thăm chị Diệu Chi nghe
và thắp thêm giùm tôi cây hương cho Giác
Gặp Thành Tôn là gặp hiền hòa
luôn thắp tình yêu sách yêu thơ yêu tình bạn
Tôn lái xe chở Thiệp và tôi ghé qua
thắp cây nhang cho Nguyễn Mộng Giác
vẫn tiếng cười đôi kính cận chị Diệu Chi
tiếng cười làm luôn nhớ căn nhà ở đường Strait
chị đưa mỗi người một cây nhang
vái trước bàn thờ Giác, bên trên có Phật
tôi nghe như có lời kinh an nhiên vang lên
Nếu không nhờ có Nguyễn Mộng Giác thì chắc tôi chẳng bao giờ viết xong tập Tìm Thơ Trong Tiếng Nói. Đó là vào đầu thập niên 1980, tôi đang ở Montréal, với không khí sinh hoạt nghệ thuật, trí thức khích động trong tinh thần cởi mở nhất, một thành phố đẹp và đáng yêu nhất, theo kinh nghiệm tôi sống 37 năm ở Bắc Mỹ. Nhưng tôi sống và làm việc, kết bạn phần lớn với những người không nói tiếng Việt Nam.
Hồi đó, một trong những niềm vui là mỗi tháng nhận được tạp chí Văn Học do Nguyễn Mộng Giác và một số anh em khác trông coi. Tôi được biết đến tờ báo sau khi nhà văn Võ Phiến đã nghỉ, chỉ còn mình Giác gánh lấy công việc nặng nhọc này. Một công việc vừa tốn thời giờ, công sức, vừa lo chạy tiền giấy, tiền in, tiền gửi, mà số tiền thu được nhờ bán báo không bao giờ đủ trang trải chi phí. Lúc đó cũng có tạp chí Văn do nhà văn Mai Thảo và sau là Nguyễn Xuân Hoàng phụ trách, nhưng hai tờ báo văn nghệ có phong cách và mầu sắc khác nhau. Ngoài ra còn một số tạp chí địa phương khác.Tạp chí Hợp Lưu của Khánh Trường, Thế Kỷ 21 của nhật báo Người Việt do Lê Đình Điểu, Phạm Xuân Đài chủ trương, xuất hiện trễ hơn.
Sách có in trăm cuốn
Đắp mặt chỉ một trang
Đàn chim với những con Rose breasted màu nâu nhạt, ngực đỏ;con Western King with fledgling cũng màu nâu nhưng cái cái ngực vàng hườm; con Red headed woodpecker mình gọi là chim gõ kiến có cái đầu màu đỏ, con Indigo Bunting tròn như con sáo quê nhà, nhưng lại xanh biếc như da trời. Tất cả bọn chúng, mỗi buổi sáng, theo nhau về ríu rít trong vườn nhà tôi. Chúng hót chiêm chiếp rộn rã ngay từ sáng tinh mơ, chúng thoáng sân trước trong những bụi tùng thấp, vụt vào sân sau trong vòm cây Mộc Lan (Magnolia), tranh nhau ăn ở cái máng thực phẩm treo đong đưa trên một cành cao. Chúng đến ngày giờ nào không rõ rệt, chỉ biết chúng đến cùng với nắng, chúng đến sau những cơn mưa. Thấy chúng đến, biết là mùa hạ đến. Khi không thấy chúng nữa, biết thu về.
Trong tháng sáu kéo sang tháng bẩy năm nay, tôi đón tiếp khá nhiều khách: chị Bích Hà từ quận Cam của California đến chơi mười ngày, ông anh tôi mang theo một người bạn từ Virginia đến chơi một tuần, vợ chồng cậu em từ Việt Nam sang năm tuần (đi chơi vài tiểu bang khác xong lại quay về Seattle), cậu cháu từ Pháp sang bốn ngày. Tất cả sáu người. Họ đến và đi khác ngày nhau, nhưng tôi biết rõ ngày giờ của từng chuyến bay. Vì ít ra ngay ở thời điểm này, họ có đủ sức khỏe để xắp xếp cho những chuyến đi của họ. Như những con chim mùa hạ, họ biết nơi đến, nơi đi và nơi trở về.
Sông Côn mùa lũ mở đầu bằng hình ảnh một dòng sông, lúc gia đình giáo Hiến lếch thếch bồng bế nhau đi tị nạn, và kết thúc cũng bằng một dòng sông, sông Bến Ván, nơi dừng chân của mẹ con An. Nó mở đầu bằng dòng kinh nguyệt đầu tiên của An và kết thúc cũng bằng dòng kinh nguyệt của Thái, con gái của An. Giữa những dòng chảy ấy là dòng chảy điên cuồng của đất nước và của số mệnh từng người: những cuộc “hành kinh” của lịch sử.
Nên lưu ý là hình ảnh về những dòng chảy ấy, dưới nhiều hình thức và với nhiều mức độ khác nhau, bàng bạc trong hầu hết các tác phẩm của Nguyễn Mộng Giác chứ không riêng gì trong Sông Côn mùa lũ. Tên các tác phẩm của ông: Nỗi băn khoăn của Kim Dung, Bão rớt, Tiếng chim vườn cũ, Qua cầu gió bay, Đường một chiều, Ngựa nản chân bon, Xuôi dòng, Mùa biển động (5 tập), và Sông Côn mùa lũ (4 tập), trong đó, trừ tập tiểu luận đầu và tập truyện thứ hai, các tựa sách khác đều sử dụng một trong ba hình tượng: gió, nước và con đường. Nhiều nhất là hình tượng nước.
Trong tám tựa sách, ba tựa sau cùng, tất cả đều xuất hiện sau năm 1975, đều liên quan đến nước. Tựa cũ của Đường một chiều là Bóng thuyền say cũng liên quan đến nước. Qua cầu gió bay cũng thấp thoáng hình ảnh của nước. Ám ảnh về nước thật ra là ám ảnh về sự chuyển động. Hai hình tượng còn lại, gió và con đường, cũng gắn liền với ý niệm về chuyển động ấy.
Gửi Nguyễn
Tuổi già thêm bệnh suốt thu trường
Nghe bạn bôn đào biệt cố hương
Xin gửi lòng sầu theo bóng nguyệt
Hãi hùng chia xẻ dặm trùng dương.
Vũ Phan Long
Nguồn http://vuphanlong.net.tf
WESTMINSTER (NV) – Khoảng hơn 100 văn hữu và thân hữu của nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã đến tham dự buổi tưởng niệm nhân 100 ngày mất của ông do hai nhà văn Bùi Bích Hà và Phạm Xuân Ðài và một số văn hữu tổ chức tại hội trường Văn Lang, Westminster, hôm Thứ Bảy.
Bà Diệu Chi (phải), phu nhân nhà văn Nguyễn Mộng Giác, cảm ơn nhà văn Phạm Xuân Ðài, đại diện ban tổ chức buổi lễ tưởng niệm. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)
Cũng có mặt trong buổi tưởng niệm này là bà Diệu Chi Nguyễn Mộng Giác cùng các con của nhà văn. Một số thân hữu từ rất xa như ở Na Uy, Boston, Seattle, San Jose cũng về tham dự.
Nhà văn Bùi Bích Hà thay mặt ban tổ chức khai mạc buổi tưởng niệm, giới thiệu tập sách “Nguyễn Mộng Giác và bằng hữu” do 40 nhà văn viết về ông. Bốn mươi người viết trong tập sách này, theo văn hữu Trần Doãn Nho, phụ trách biên tập, có 10 người viết trên mạng được tải xuống in trong tập sách mà cho đến lúc ấn hành nhóm thực hiện vẫn chưa liên lạc được để xin phép cho đăng tải.